Thảo luận về việc sử dụng 4 tài khoản trên form ACV

1) Hạch toán tài khoản MemoAcc chỉ hạch toán bên Nợ: cho dù giá trị nhập liệu vào ô MemoAmt là số âm hay dương

2) Nhập thông tin ở header nhưng dòng detail của bảng Thuế không có dữ liệu

3) Mở form ACV đã PostRough để chỉnh sửa lại thông tin: chỉnh sửa thông tin detail ở các bảng ACVLines -> nhấn lưu chương trình báo "Mẫu tin không có gì thay đổi", phải chỉnh sửa một thông tin gì đó ở header thì mới lưu được

Em có đính kèm một số hình chụp màn hình, nếu cần Duplicate rõ hơn thì có thể check trên data của em.



1. memo amount không có dấu. nó là số lượng.

2. Không hiểu mục 2 : Nhập thông tin ở header nhưng dòng detail của bảng Thuế không có dữ liệu


3. Will be fixed in next ver


Hi anh Tùng,

1) Vậy mình dùng phương pháp nào để hạch toán Có tài khoản MemoAcc vậy anh ?

2) Cụ thể là thông tin như:

Ngày hóa đơn (ExtDate1), Mẫu số (ExtDesc1), Số seri (ExtDesc2) thiết kế nhập ở header -> nhập header xong -> nhập dòng detail ở các bảng QtyTrans và TaxTrans -> các dòng nhập ở TaxTrans không lên dữ liệu này







DUPLICATE AVAILABLE IN SPC SRV.

Một số update owr 4.5.4.589 giải quyết các vấn đề trên như sau :

1. Ở bảng quantity, số lượng nhập vào cột MemoAmount có thể +/- (yêu cầu là amount/transamount =0 . khi đó Nợ có sẽ xác định theo dấu +/- của memo amount)

1b. Ở bảng quantity có cách khác là nhập số lượng vào amount/memoamount. Tài khoản memo nhập vào Debit/Credit. Ở bảng này chỉ sử dụng được các tài khoản memo.

2.Fixed

3. Fixed



Hi anh Tùng, em thấy các lỗi bên dưới đã được fix trong version 4.5.4.589
Em có 1 vài ý tưởng trên form ACV anh xem có phù hợp không nhé:

1) Tương tự như DebitAccnt và CreditAccnt, mình có thể tách riêng 2 trường DebitMemoAcc và CreditMemoAcc dùng để hạch toán nợ/có vào tài khoản MemoAcc

=> nếu mở được như vậy thì có thể hạch toán 1 lần (nhập 1 dòng duy nhất) đối với nghiệp vụ mua hàng, thay vì tách riêng 2 lần 1 lần ở bảng Lines và 1 lần ở bảng QtyTrans & dữ liệu đảm bảo được việc thiết kế báo cáo:

VD: hạch toán nghiệp vụ mua hàng chỉ 1 dòng như sau
DebitMemoAcc: Mã kho
DebitAccnt: TK tồn kho
CreditAccnt: TK công nợ phải trả
Amount: Số tiền
MemoAmt: Số lượng

2) Thêm trường DebitAccnt1, CreditAccnt1, Amount1 -> 1 dòng nghiệp vụ trên form hạch toán thành 5 dòng trên Journal Entry, 2 dòng tạo ra của DebitAccnt1, CreditAccnt1 thì lấy Amount1, các dữ liệu khác thì theo quy tắc bình thường

=> Giảm thiểu trùng lắp khi nhập liệu ở trường hợp bán hàng & dữ liệu đảm bảo được việc thiết kế báo cáo

VD: hạch toán nghiệp vụ bán hàng

CreditMemoAcc: mã kho - KHO

DebitAccnt: TK giá vốn - 632
CreditAccnt: TK tồn kho - 156

DebitAccnt1: TK công nợ phải thu - 131
CreditAccnt1: TK doanh thu - 511
Amount: Số tiền giá vốn - Tính toán khi chạy giá vốn
Amount1: Số tiền hàng - Nhập liệu
MemoAmt: Số lượng

3) Chức năng chọn dữ liệu header và detail. Nếu trường được chọn là header thì lúc Post luôn lấy dữ liệu ở header:

Có trường hợp tạo dòng detail để nhập trước sau đó mới quay lại nhập header, lúc đó dữ liệu các dòng detail đã tạo ra trước lúc Post không có các dữ liệu header nhập sau



1) Tương tự như DebitAccnt và CreditAccnt, mình có thể tách riêng 2 trường DebitMemoAcc và CreditMemoAcc dùng để hạch toán nợ/có vào tài khoản MemoAcc.



Không cần thiết vì có quá nhiều TK sẽ làm rối user.
+ ở bảng Quantity. DebitAccount chính là DebitMemoAccount/ CreditAccount chính là CreditMemo Account


+ Ở các bảng khác thì 1 tài khoản MemoAccount là đủ vì Memoaccount không đòi hỏi đối ứng.
+ Muốn hạch toán 1 lần duy nhất thì bỏ qua luôn Qty Trans. Ở bảng lines nhập DebitAccount/CreditAccount và MemoAccount + Memo Amount, tất cả trên cùng 1 dòng


2) Thêm 3 cột thông tin này sẽ làm hệ thống kế toán sổ cái trở nên rối và khó nhập. không biết ô nào nhập tk nào.
Trong trường hợp nhập nghiệp vụ bánhàng, user sẽ nhâp thành 2 dòng:
+ 1 dòng 511/131, với số tiền là giá bán. + số lượng bán (vd thùng)
+ 1 dòng giá vốn, với số tiền là giá vốn. + số lượng xuất kho (vd cái)
Gộp cả 2 dòng này thành 1 chỉ tiện chút ít cho n.vụ bán hàng. nhưng bất tiện cho tất cả các trường hợp còn lại vì user sẽ bị confuse do quá nhiều tk không biết nhập vào đâu thì đúng.


3) Đang tìm chỗ phù hợp để setup option này . chưa biết setup ở đâu thì đúng









1) Theo em thì khi thiết kế form mình chỉ show ra những cột nào mà form nhập liệu đó cần và đặt tên theo hướng quy định của mình thì user không thể rối được:
Ví dụ: form mua hàng chỉ lấy ra trường DebitMemoAccount -> có nghĩa chỉ được nhập kho, chỉ định rõ tên của cột là "Mã kho", form bán hàng thì ngược lại chỉ lấy trường CreditMemoAccount...

=> nếu sử dụng bảng Lines để nhập 1 lần thì form thiết kế bán hàng thì trường hợp hạch toán có tài khoản MemoAcc mình xử lý sao nhỉ ?

2) Tương tự như câu 1, tùy vào từng form những trường nào sử dụng mình mới lấy ra và đặt tên để người dùng hiểu được, và sử dụng chức năng Calculation để lookup các tài khoản đã được định sẵn của mã vật tư trong IR -> đối với người dùng thì họ sẽ happy hơn

Đối với bên phát triển như mình trường hợp nhập 2 dòng thì có rủi ro là người dùng nhập 2 cái số lượng bán và số lượng xuất khác nhau, TH này em đang nghĩ hướng để validation nhưng cũng chưa có phương án



Hello Tài,

Em có thể chỉ cần sử dụng bảng Lines như sau :

1. Tài khoản memoAccount có thể được nhập hoặc tự tính bằng calculation rules. Số lượng cũng có thể nhập vào MemoAmt. Em có thể cho user nhập +/- vào memoamount hoặc xác định +/- tùy theo loại nghiệp vụ hoặc theo memo Account

2. Calculation để lookup các tài khoản đã được định sẵn của mã vật tư trong IR hiện có thể áp dụng ở tất cả các bảng lines/tax/hoặc Quantity không hạn chế


Ta có thể quy định số lượng bán ra chỉ xác định bằng dòng 1 có 511 dòng 2 ignore


Anh đặt lại vấn đề nếu số lượng bán ra và số lượng xuất phải khác nhau (bán hộp, xuất cái) thì em sẽ không thực hiện được nếu nhập 1 dòng


Anh cho rằng đặt 4 tk + 2 amount trên 1 dòng nhập liệu chỉ lợi cho 1 trường hợp nhỏ - bán hàng nhưng không sử dụng và mang lại lợi ích cho tất cả các trường hợp khác. Trên thực tế em sẽ cần không phải 2 ô số tiền mà phải gấp đôi nếu đây là nghiệp vụ bán hàng bằng ngoại tệ.


Anh hỏi tiếp, vậy sao không đặt luôn 6 tài khoản + 3 số tiền cho ghiệp vụ bán hàng, xuất kho thu tiền luôn. tại sao không đặt 8 tài khoản cho bán hàng- xuất kho - thu tiền- tỷ giá ....


Anh cho rằng dùng 2 tk trên 1 dòng đã là phức tạp, nhiều hơn ta sẽ không thấy được hết những vấn đề khác có thể nảy sinh trong thực tế.






Hi anh Tùng,

Em có vài ý kiến anh xem nhé:


1) Việc yêu cầu nhập +/- ở MemoAmt thì ko phải là phương án hay, người sử dụng sẽ bị nhầm và khó chấp nhận việc nhập số âm để xuất kho

Còn cách xác định +/- tùy theo loại nghiệp vụ theo cách hiểu của em thì không biết có phải là tùy vào từng subform của ACV người sử dụng sẽ nhập số + và trước khi post sẽ quy định là +/- để ghi sổ, nếu thực hiện được như vậy thì em thấy đáp ứng được việc nhập xuất đối với MemoAccnt và người dùng sẽ ko phải bận tâm gì, nhưng chưa rõ sẽ thực hiện như thế nào.


2) Calculation ở trên các bảng Line/Tax/Quantity chỉ setup được 1 công thức cho cả 3 bảng

VD: Trong trường hợp đó em sử dụng bảng Lines cho nghiệp vụ ghi nhận Phải thu/Doanh thu và bảng Quantity cho nghiệp vụ Giá vốn/Hàng Tồn kho, thì khi setup DebitAccount và CreditAccount lookup từ mã HHVT(AnalT5) sẽ chỉ lấy được 1 cặp tài khoản: 131/511 hoặc 632/156... => trong trường hợp này không sử dụng được chức năng Calculation.

"Anh đặt lại vấn đề nếu số lượng bán ra và số lượng xuất phải khác nhau (bán hộp, xuất cái) thì em sẽ không thực hiện được nếu nhập 1 dòng" => em nghĩ ở bên LA thì mình ko cần tham vọng đến mức này, phức tạp hơn thì tách ra sử dụng phân hệ kho riêng ME. Trên ABC em đang thực hiện cũng ko có trường hợp phức tạp như vậy, các phần mềm kế toán phổ biến em thấy họ cũng không xử lý trường hợp này luôn họ đưa vào các sp ERP của họ.


Trên các form nhập liệu của em cần tối đa là 4TK trong 1 dòng là đã xử lý được hết các TH rồi. Các trường hợp đặt thêm 6 hay 8 tài khoản thì quá rắc rối rồi và em nghĩ trong thực tế cũng chẳng người sử dụng nào request đến mức đó đâu. Em nghĩ đến trường hợp 4 tài khoản bởi vì em thấy đó là việc đơn giản nhất để xử lý chỗ mà em đang bế tắc để xử lý cái form bán hàng xuất kho và em thấy phần mềm kế toán như Fast họ cũng đang xử lý kiểu như vậy.


Trường hợp ngoại tệ thì em chưa nghĩ tới nhưng trên các form của em thì ConvCode và ConvRate sẽ nằm ở header, người dùng chọn ở đó và áp dụng cho các dòng detail, ở dòng detail thì chỉ nhập vào giá trị.

Vấn đề như logic và các vấn đề có khả năng phát sinh thì em chưa nghĩ ra, nếu được thì mình thử nghĩ và thảo luận xem đó có phải là vấn đề nghiêm trọng hay không.

Em rất mong nhận được nhiều ý kiến trao đổi của các anh và các bạn bên SPC để giải quyết được vấn đề này.




Hello Tài,

1. Để xác định dấu +/- của giá trị memo tùy thuốc loại nghiệp vụ khi lưu dữ liệu. ta sử dụng Calculation Rules kết hợp với biến số journal Type

2. Anh sẽ public biến số TransGroup cho mỗi dòng, khi đó ta có thể căn cứ vào đó để kết hợp với Calculation Rules cho từng bảng.

Ngoài ra . tất cả những vấn đè này có thể giải quyết tốt hơn nhiều dựa vào các lệnh cho grid : như Paste, Add ... cho phép em bấm chuột phải chọn loại nghiệp vụ, nhập số tiền, nhập mã khách hàng .

Hệ thống sẽ tự hạch toán mọi thứ , tạo ra bao nhiêu dòng tùy em muốn, nhập hộ số tiền, nhập hộ mã khách hàng.

Em hỏi bạn Hỷ hướng dẫn nhé.

Dùng cách này mọi thứ trở nên đơn giản. form nhập liệu đơn giản dễ hiểu như sách giáo khoa.

(em xem có sách giáo khoa nào dạy hạch toán 4 tk 1 dòng không :))
Files   
Screenshot 2015-09-29 15.44.30.png
Screenshot 2015-09-29 15.44.30.png